Quy Định Điều Kiện Chuyên Môn Tổ Chức Tập Luyện Bộ Môn Yoga

Yoga là một môn thể thao sử dụng phương pháp rèn luyện thể chất bằng các bài tập, tư thế thực hành (Asana) kết hợp với các bài tập thở (Pranayama) nhằm nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh tật. Chính vì những lợi ích ấy, Yoga hiện nay là một môn thể thao được đông đảo người luyện tập.

Tuy nhiên để tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Yoga tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ những quy định nào của pháp luật?

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao;

Căn cứ Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao;

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga

Theo đó, các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Yoga phải tuân thủ điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu sau đây:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga.

Có thể bạn quan tâm:  HLV Diệp Trí Luận - Trưởng đoàn VĐV Yoga Sống Khỏe Tp. Hồ Chí Minh: Vươn Tầm Quốc Tế với Cúp Vô Địch Đấu Trường Yoga 2023 tại Ấn Độ

2. Tập luyện, thi đấu môn Yoga là hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn tập luyện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Yoga tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Yoga: Là một môn thể thao sử dụng phương pháp rèn luyện thể chất bằng các bài tập, tư thế thực hành (Asana) kết hợp với các bài tập thở (Pranayama) nhằm nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh tật.

Điều 4. Cơ sở vật chất

1. Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt.

2. Khoảng cách từ sàn tập đến trần nhà không thấp hơn 2,7m.

3. Không gian tập luyện thoáng mát, ánh sáng từ 150 lux trở lên.

4. Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập, có tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu.

5. Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục khi tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.

6. Việc tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga ở ngoài trời phải tuân thủ quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 Điều này.

Có thể bạn quan tâm:  Học viện Yoga Sống Khỏe tổ chức thành công buổi thi tốt nghiệp cho lớp đào tạo HLV Yoga 500h quốc tế K3

Điều 5. Trang thiết bị

1. Trang thiết bị tập luyện:

a) Đảm bảo mỗi người tập có 01 thảm tập cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn;

b) Đối với động tác Yoga bay (Yoga fly): Võng lụa (dây) chịu được ít nhất 300 kg trọng lực, được lắp đặt trên một hệ thống treo có khả năng đảm bảo an toàn cho người tập luyện. Chiều dài của dây có thể điều chỉnh để vừa với tư thế người tập;

c) Các dụng cụ hỗ trợ tập luyện môn Yoga phải đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập.

2. Trang thiết bị thi đấu:

a) Đảm bảo mỗi người có 01 thảm cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn;

b) Có thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải;

c) Đồng hồ bấm giờ, bảng báo giờ, bảng điểm, loa, vạch giới hạn sân thi đấu.

Điều 6: Tập luyện chuyên môn Yoga

1. Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Yoga Việt Nam tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện Yoga.

2. Nội dung, chương trình và thời gian tập huấn chuyên môn do Tổng cục Thể dục thể thao quyết định.

3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn do cơ quan tổ chức tập huấn cấp, có giá trị trong 05 năm kể từ ngày cấp. Mẫu giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Có thể bạn quan tâm:  KHÁM PHÁ BÍ MẬT CỦA YOGA NÂNG CAO CÙNG CÁC HLV HÀNG ĐẦU CỦA YOGA SỐNG KHỎE

Điều 7. Mật độ hướng dẫn tập luyện

1. Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm tối thiểu 2,5m2/01 người.

2. Mỗi người hướng dẫn tập luyện không quá 30 người trong một giờ học.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra, xử lý theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, kịp thời giải quyết.

Trên đây là một số quy định của pháp luật về Điều kiện tổ chức tập luyện và thi đấu môn Học viện Yoga Sống Khỏe gửi đến bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với Sống Khỏe theo thông tin trên Website để được giải đáp ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ NGAY